Luận Văn : ÁP DỤNG KỸ THUẬT PHÂN TÍCH DỮ LIỆU TRỰC TUYẾN (OLAP) PHỤC VỤ CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐIỀU HÀNH
Luận văn - Đề tài tham khảo,Luận văn - Đề tài Cao họcXây dựng một hệ trợ giúp quyết định dựa vào dữ liệu, sử dụng phương pháp luận xử lý phân tích trực tuyến (OLAP). Trong đó tập trung vào hai công việc chính là tập hợp dữ liệu để tổ chức dữ liệu đa chiều, phân tích và hiển thị dữ liệu để trợ giúp ra quyết
Bước 1:Tại trang tài liệu thuvienmienphi bạn muốn tải, click vào nút Download màu xanh lá cây ở phía trên.
Bước 2: Tại liên kết tải về, bạn chọn liên kết để tải File về máy tính. Tại đây sẽ có lựa chọn tải File được lưu trên thuvienmienphi
Bước 3: Một thông báo xuất hiện ở phía cuối trình duyệt, hỏi bạn muốn lưu . - Nếu click vào Save, file sẽ được lưu về máy (Quá trình tải file nhanh hay chậm phụ thuộc vào đường truyền internet, dung lượng file bạn muốn tải)
Có nhiều phần mềm hỗ trợ việc download file về máy tính với tốc độ tải file nhanh như: Internet Download Manager (IDM), Free Download Manager, ... Tùy vào sở thích của từng người mà người dùng chọn lựa phần mềm hỗ trợ download cho máy tính của mình
NỘI DUNG TÀI LIỆU
Luận Văn : ÁP DỤNG KỸ THUẬT PHÂN TÍCH DỮ LIỆU TRỰC TUYẾN (OLAP) PHỤC VỤ CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐIỀU HÀNH





1
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆBƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
---------------------------------------
TRẦN VŨ HẢI
ÁP DỤNG KỸ THUẬT PHÂN TÍCH DỮ LIỆU TRỰC TUYẾN (OLAP)
PHỤC VỤ CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐIỀU HÀNH
Chuyên ngành: KHOA HỌC MÁY TÍNH
Mã số: 60.48.01
Người hướng dẫn KH: PGS. TS Đỗ Trung Tuấn
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
HÀ NỘI - 2011
2
MỞ ĐẦU
Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông là một đơn vị thành viên của Tập
đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam có chức năng chính là đào tạo, nghiên cứu
khoa học và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, điện - điện
tử và công nghệ thông tin phục vụ sự phát triển của ngành Bưu chính Viễn thông và
của xã hội. Chính vì vậy việc quản lý, phân tích và đánh giá thông tin về công tác
quản lí, đào tạo dưới các góc độ khác nhau là một trong nhưng vấn đề cần được quan
tâm, tôi đã chọn đề tài tốt nghiệp cao học ngành công nghệ thông tin của tôi với
hướng phục vụ công tác này.
Xuất phát từ thực tế đó, tôi đã chọn đề tài “Áp dụng kỹ thuật phân tích dữ liệu
trực tuyến (OLAP) phục vụ công tác quản lý và điều hành”
Xây dựng một hệ trợ giúp quyết định dựa vào dữ liệu, sử dụng phương pháp
luận xử lý phân tích trực tuyến (OLAP). Trong đó tập trung vào hai công việc chính
là tập hợp dữ liệu để tổ chức dữ liệu đa chiều, phân tích và hiển thị dữ liệu để trợ giúp
a quyết định.
Luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan các phương pháp khai thác dữ liệu
Chương 2: Hệ thống trợ giúp quyết định sử dụng
phân tích đa chiều trong xử lý
phân tích trực tuyến
Chương 3: Xây dựng hệ thống trợ giúp quản lý với chức năng OLAP
3
Chương 1
TỔNG QUAN CÁC PHƯƠNG PHÁP
KHAI THÁC DỮ LIỆU
1.1. GIỚI THIỆU CÁC PHƯƠNG PHÁP KHAI THÁC DỮ LIỆU
Việc dùng các phương tiện tin học để tổ chức và khai thác các CSDL đã được
phát triển từ những năm 60, nhiều CSDL đã được tổ chức, phát triển và khai thác ở
mọi qui mô và khắp các lĩnh vực hoạt động của xã hội.
Sự phát triển nhanh chóng của một lượng lớn dữ liệu được thu thập và lưu trữ
trong các CSDL lớn đã vượt ra ngoài khả năng của con người có thể hiểu được chúng
nếu không có những công cụ hỗ trợ tốt. Tình huống này đã đặt chúng ta trong hoàn
cảnh nhiều dữ liệu nhưng thiếu thông tin, thiếu tri thức. Với một khối lượng lớn dữ
liệu như vậy rõ ràng là các phương pháp thủ công truyền thống áp dụng để phân tích
dữ liệu như chia bảng không còn là phù hợp nữa Chính vì vậy, có một kỹ thuật mới ra
đời đó là “Khai phá dữ liệu”.
Khai phá dữ liệu là một ngữ tương đối mới, nó ra đời vào khoảng những năm
cuối của của thập kỷ 1980. Các nhà thống kê xem "khai phá dữ liệu như là một quá
trình phân tích được thiết kế thăm dò một lượng cực lớn các dữ liệu nhằm phát hiện
a các mẫu thích hợp và/hoặc các mối quan hệ mang tính hệ thống giữa các biến và
sau đó sẽ hợp thức hoá các kết quả tìm được bằng cách áp dụng các mẫu đã phát hiện
được cho tập con mới của dữ liệu".
Nói tóm lại: khai phá dữ liệu là một bước trong quy trình phát hiện tri thức gồm
có các thụât toán khai thác dữ liệu chuyên dùng dưới một số quy định về hiệu quả
tính toán chấp nhận được để tìm ra các mẫu hoặc các mô hình trong dữ liệu. Phát hiện
tri thức trong các cơ sở dữ liệu là một qui trình nhận biết các mẫu hoặc các mô hình
trong dữ liệu với các tính năng: hợp thức, mới, khả ích, và có thể hiểu được.
1.1.1. Hình thành và định nghĩa bài toán
Nguồn: thuvienmienphi
Bạn phải gởi bình luận/ đánh giá để thấy được link tải
BÌNH LUẬN
ĐÁNH GIÁ
0
Tài liệu rất tốt (0)
Tài liệu tốt (0)
Tài liệu rất hay (0)
Tài liệu hay (0)
Bình thường (0)