Kinh tế vĩ mô - giả thuyết, tính thời điểm và các chính sách kinh tế

Ngành QTKD - Marketing ,Kế hoạch kinh doanh
  Đánh giá    Viết đánh giá
 1      441      0
Phí: Tải Miễn phí
Mã tài liệu
r6xntq
Danh mục
Ngành QTKD - Marketing ,Kế hoạch kinh doanh
Thể loại
Kinh tế vĩ mô, Kế hoạch kinh doanh, Kinh doanh quốc tế, Lý thuyết Marketing, Marketing trực tiếp
Ngày đăng
9/4/2014
Loại file
pdf
Số trang
5
Dung lượng
0.24 M
Lần xem
441
Lần tải
1
  DOWNLOAD

Hiểu biết các lý thuyết kinh tế vĩ mô, điểm mạnh, yếu và đặc biệt là tính thời điểm lịch sử của, chúng. Vận dụng học thuyết nào vào hoàn cảnh kinh tế xã hội của Việt Nam để phát triển nền, kinh tế bền vững trong dài hạn, chứ không phải là quá nóng trong ngắn hạn hoặc liên tục, trục trặc trong

HƯỚNG DẪN DOWNLOAD TÀI LIỆU

Bước 1:Tại trang tài liệu thuvienmienphi bạn muốn tải, click vào nút Download màu xanh lá cây ở phía trên.
Bước 2: Tại liên kết tải về, bạn chọn liên kết để tải File về máy tính. Tại đây sẽ có lựa chọn tải File được lưu trên thuvienmienphi
Bước 3: Một thông báo xuất hiện ở phía cuối trình duyệt, hỏi bạn muốn lưu . - Nếu click vào Save, file sẽ được lưu về máy (Quá trình tải file nhanh hay chậm phụ thuộc vào đường truyền internet, dung lượng file bạn muốn tải)
Có nhiều phần mềm hỗ trợ việc download file về máy tính với tốc độ tải file nhanh như: Internet Download Manager (IDM), Free Download Manager, ... Tùy vào sở thích của từng người mà người dùng chọn lựa phần mềm hỗ trợ download cho máy tính của mình  

NỘI DUNG TÀI LIỆU

Kinh tế vĩ mô - giả thuyết, tính thời điểm và các chính sách kinh tế

 

HÌNH ẢNH DEMO
Tài liệu Kinh tế vĩ mô - giả thuyết, tính thời điểm và các chính sách kinh tế slide 1

Tài liệu Kinh tế vĩ mô - giả thuyết, tính thời điểm và các chính sách kinh tế slide 2

Tài liệu Kinh tế vĩ mô - giả thuyết, tính thời điểm và các chính sách kinh tế slide 3

Tài liệu Kinh tế vĩ mô - giả thuyết, tính thời điểm và các chính sách kinh tế slide 4

Tài liệu Kinh tế vĩ mô - giả thuyết, tính thời điểm và các chính sách kinh tế slide 5


Chỉ xem 5 trang đầu, hãy download Miễn Phí về để xem toàn bộ
KINH TẾ VĨ MÔ - GIẢ THUYẾT, TÍNH THỜI ĐIỂM VÀ
CÁC CHÍNH SÁCH KINH TẾ
MACROECONOMICS: HYPOTHESES, HISTORICAL CONTEXTS AND
ECONOMIC POLICIES
NGUYỄN XUÂN TÚ
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
TÓM TẮT
Hiểu biết các lý thuyết kinh tế vĩ mô, điểm mạnh, yếu và đặc biệt là tính thời điểm lịch sử của
chúng. Vận dụng học thuyết nào vào hoàn cảnh kinh tế xã hội của Việt Nam để phát triển nền
kinh tế bền vững trong dài hạn, chứ không phải là "quá nóng" trong ngắn hạn hoặc liên tục
trục trặc trong dài hạn là nhiệm vụ rất quan trọng của các nhà nghiên cứu và hoạch định
chính sách kinh tế vĩ mô.
ABSTRACT
This paper investigates a researcher’s job of planning macroeconomic policies to provide an
understanding of macroeconomic theories with their strengths, weaknesses and, especially,
their historical contexts. It also involves the application of appropriate theories to the socio-
economic context of Vietnam for long-term sustainable economic growth rather than short-
term “too-hot” development or problematic development in the long run.
1. Đặt vấn đề
Người dân, lãnh đạo của một nước luôn mong muốn có sự tăng trưởng nhanh trong
mức sống. Có một nguyên lý đơn giản trong kinh tế vĩ mô là: Mức sống của một đất nước phụ
thuộc vào khả năng sản xuất ra các hàng hoá và dịch vụ của nước đó. Khả năng sản xuất đó
thường được đo bằng chỉ tiêu GDP. Việt Nam muốn đuổi kịp mức sống của các nước có thu
nhập trung bình của thế giới, trong một khoảng thời gian ngắn cần gia tăng tốc độ tăng trưởng
ình quân của GDP. Có một cách tính đơn giản như sau:
Nếu GDP tăng trưởng bình quân x%/năm thì cần 70/x năm để GDP nước đó tăng lên
gấp đôi. Ví dụ: Nếu tốc độ tăng GDP bình quân Việt Nam là 7%/năm trong giai đoạn (2000 -
2010) thì cần 10 năm để GDP Việt Nam tăng gấp đôi. Tức năm 2010 GDP gấp đôi so với năm
2000. Nếu có chính sách hợp lý đảm bảo tốc độ tăng bình quân cao, thì trong vòng 50 đến 100
năm tới Việt Nam có thể thu hẹp khoảng cách với các nước phát triển. Ngược lại nếu không
có chính sách hợp lý làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế nhỏ hơn các nước phát triển, thì
khoảng cách này sẽ gia tăng theo cấp số nhân. Để trở thành một nước giàu một quốc gia
không nhất thiết phải có tốc độ tăng trưởng cao mà phải đạt được sự phát triển bền vững trong
dài hạn. Thuỵ Điển là một ví dụ, từ năm 1870 - 1970 GDP nước này tăng trưởng bình quân
2,5%/năm nhưng sau 100 năm Thuỵ Điển là một quốc gia có GDP bình quân đầu người thuộc
nhóm cao nhất thế giới.
So sánh con đường của Thuỵ điển với con đường của các nước Đông Á cho thấy có vẻ
như Thuỵ Điển có bước đi hợp lý hơn vì họ ít phải dừng lại hoặc thụt lùi để sửa sai. Việt Nam
có thể đuổi kịp các nước giàu với điều kiện phải có sự phát triển bền vững trong dài hạn, chứ
không phải là sự tăng trưởng nhanh, quá nóng trong ngắn hạn, hoặc liên tục trục trặc trong dài
hạn. Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ của một số nước Châu Á trong những năm (1996 -
1999) minh chứng cho điều này. Sau đây chúng ta tham khảo sự khác biệt về tăng trưởng trên
thế giới.
Tên nước
Thời kỳ
GDP thực tế
ình quân đầu
người đầu kỳ
($)
GDP thực tế
ình quân đầu
người cuối kỳ
($)
Tỷ lệ tăng
trưởng hàng
năm %
Nhật
1890 - 1997
1169
23400
2,82
Braxin
1900 - 1997
619
6240
2,41
Mêhicô
1900 - 1997
922
8120
2,27
Đức
1870 - 1997
1738
21300
1,99
Canađa
1870 - 1997
1890
21860
1,95
Trung Quốc
1900 - 1997
570
3570
1,91
Áchentina
1900 - 1997
1824
9950
1,76
Mỹ
1870 - 1997
3188
28740
1,75
Inđônêxia
1900 - 1997
708
3450
1,65
Ấn Độ
1900 - 1997
537
1950
1,34
Anh
1870 - 1997
3826
20520
1,33
Pakixtan
1900 - 1997
587
1590
1,03
Bănglađét
1900 - 1997
495
1050
0,78
Bảng 1. GDP thực tế tính bằng đồng đôla Mỹ năm 1997
Số liệu bình quân đầu người cho thấy mức sống giữa các nước là rất khác nhau. Cách
đây 100 năm Nhật không phải là nước giàu, GDP bình quân đầu người chỉ cao hơn Mêhicô
nhưng với tốc độ tăng GDP bình quân đầu người 2,82% mỗi năm vào năm 1997. GDP bình
quân đầu người chỉ thua Mỹ vào năm 1870, GDP bình quân đầu người của Anh gấp hơn hai
lần của Canađa nhưng với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người là 1,95% mỗi năm so
với 1,33% mỗi năm của Anh sau 107 năm GDP bình quân đầu người Canađa (một quốc gia
vốn trước đây là thuộc địa của Anh) đã vượt cả Anh. Số liệu cho thấy những nước giàu nhất
không hề được đảm bảo sẽ giữ nguyên vị trí ấy mãi, còn các nước nghèo cứ mãi chìm trong
cảnh bần hàn. Vì sao một số nước tăng trưởng nhanh, trong khi một số khác lại tụt hậu?
Để có sự phát triển bền vững trong dài hạn, cần có những chính sách kinh tế vĩ mô tốt
thông qua sự hiểu biết sâu sắc các lý thuyết kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên do nghiên cứu hoạt động
tổng thể của nền kinh tế rất phức tạp cho nên các nhà kinh tế thường đưa ra các giả thuyết để
đơn giản hoá hiện thực, hơn nữa mỗi học thuyết kinh tế ra đời trong hoàn cảnh kinh tế xã hội
cụ thể. Do đó những yếu tố này ảnh hưởng rất lớn đến mô hình kinh tế vĩ mô từ đó ảnh hưởng
ất lớn đến kết quả dự báo của mô hình.
2. Từ giả thuyết đến mô hình kinh tế vĩ mô
Có một bài toán thú vị ở cấp phổ thông cơ sở như sau: Có 5 con chim đậu ở trên cành.
Bác thợ săn bắn một phát súng. Hỏi trên cành còn mấy con. Thông thường ngay cả các học
sinh ở các cấp học cao hơn thường trả lời: Không còn con nào cả. Vì chim nghe thấy tiếng
súng sợ và bay đi hết. Thực ra đây là câu trả lời hơi khiên cưỡng. Câu trả lời còn mấy con phụ
thuộc vào tập hợp các giả thuyết. Vì câu trả lời còn mấy con phụ thuộc vào phát súng đó nổ
đủ để chim có thể nghe thấy không, hoặc phát súng đó không trúng con nào thì sao…Như vậy
các giả thuyết sẽ ảnh hưởng đến mô hình và kết quả dự đoán. Kinh tế vĩ mô là một môn khoa
học xã hội nên không thể đem toàn bộ nền kinh tế để thực nghiệm như các khoa học tự nhiên.
Các nhà kinh tế thường phải bằng lòng với việc thông qua những thăng trầm của nền kinh tế
trong quá khứ, thu thập các số liệu kinh tế từ đó đưa ra các giả thuyết kinh tế từ các giả thuyết
này xây dựng nên các mô hình kinh tế vĩ mô. Dựa vào hoạt động thực của nền kinh tế để kiểm
nghiệm mô hình. Nếu kết quả dự đoán tương thích với các số liệu thực tế về hoạt động của
nền kinh tế từ đó có thể suy ra mô hình phản ánh chính xác hoạt động thực. Nếu kết quả dự
đoán quá khác xa với hoạt động thực của nền kinh tế thì chứng tỏ mô hình có vấn đề cần phải
thay đổi các giả thuyết, xây dựng nên những mô hình mới để phù hợp với hiện thực của nền
kinh tế.
Ví dụ: Muốn tăng GDP thực tế (GDPTT) chúng ta nên làm gì? Theo lý thuyết
J.M.Kenyes chúng ta nên dùng các chính sách kích cầu (tăng chi tiêu chính phủ, tăng cung
ứng tiền…) làm gia tăng tổng cầu qua đó làm gia tăng GDP thực tế và làm giảm thất nghiệp.
Vì mô hình kinh tế dựa trên giả thuyết nền kinh tế chưa đạt mức toàn dụng (GDP tiềm năng -
GDPTN ). Và giá cả trong nền kinh tế rất chậm điều chỉnh cho nên tăng tổng cầu chủ yếu dẫn
đến tăng GDP thực tế, Nếu giá cả cố định thì toàn bộ gia tăng tổng cầu chủ yếu dẫn đến tăng
GDP thực tế theo mô hình sau.
P
AD0
AD1
GDPTN
P
E0
E1
O
Y0
Y1
(Y)
GDPTT
Đồ thị Tổng cầu - Tổng cung theo Keynes với giả thuyết giá cả cố định
Giả sử nền kinh tế ban đầu ở điểm cân bằng E0 với GDPTT ở mức Y0. Ở mức sản
lượng này thấp hơn mức sản lượng toàn dụng GDPTN thông qua chính sách kích cầu chính
phủ đẩy đường AD0 sang AD1. Điểm cân bằng mới của nền kinh tế theo thời gian sẽ chuyển
sang E1 tương ứng với Y1 > Y0. Chính sách kích cầu chính phủ thành công vì làm tăng
GDPTT và làm giảm thất nghiệp. Nhưng kết quả sẽ khác nếu theo mô hình kinh tế vĩ mô cổ
điển. Nếu chính phủ dùng các chính sách kích cầu thì kết quả là chỉ làm tăng lạm phát và làm
giảm tính cạnh tranh của hàng hoá nước đó trên thị trường thế giới và dẫn đến thâm hụt cán
cân thương mại. Vì mô hình kinh tế vĩ mô cổ điển dựa trên giả thuyết giá cả và tiền lương
danh nghĩa hoàn toàn linh hoạt thị trường ngay lập tức điều chỉnh với những thay đổi từ phía
cầu và cung để các thị trường nhất là thị trường lao động luôn đạt mức cân bằng. Do đó xét
trên phương diện toàn bộ nền kinh tế luôn ở trang thái toàn dụng.

Nguồn: thuvienmienphi

 

Bạn phải gởi bình luận/ đánh giá để thấy được link tải

Nếu bạn chưa đăng nhập xin hãy chọn ĐĂNG KÝ hoặc ĐĂNG NHẬP
 
 

BÌNH LUẬN


Nội dung bậy bạ, spam tài khoản sẽ bị khóa vĩnh viễn, IP sẽ bị khóa.
Đánh giá(nếu muốn)
 BÌNH LUẬN

ĐÁNH GIÁ


ĐIỂM TRUNG BÌNH

0
0 Đánh giá
Tài liệu rất tốt (0)
Tài liệu tốt (0)
Tài liệu rất hay (0)
Tài liệu hay (0)
Bình thường (0)
Thành viên
Nội dung đánh giá

 
LINK DOWNLOAD

Kinh-te-vi-mo-gia-thuyetA-tinh-thoi-diem-va-cac-chinh-sach-kinh-te.pdf[0.24 M]

File đã kiểm duyệt
     Báo vi phạm bản quyền
Pass giải nén (Nếu có):
thuvienmienphi.com
DOWNLOAD
(Miễn phí)

Tài liệu tương tự