Giáo trình kinh tế vi mô

Giáo dục đại cương,Kinh tế học
  Đánh giá    Viết đánh giá
 11      550      0
Phí: Tải Miễn phí
Mã tài liệu
q1yntq
Danh mục
Giáo dục đại cương,Kinh tế học
Thể loại
Kinh tế vi mô, kinh tế học
Ngày đăng
24/5/2014
Loại file
pdf
Số trang
62
Dung lượng
0.82 M
Lần xem
550
Lần tải
11
  DOWNLOAD
File đã kiểm duyệt an toàn

Nhập môn kinh tế vi mô cung cấp những kiến thức căn bản.

HƯỚNG DẪN DOWNLOAD TÀI LIỆU

Bước 1:Tại trang tài liệu thuvienmienphi bạn muốn tải, click vào nút Download màu xanh lá cây ở phía trên.
Bước 2: Tại liên kết tải về, bạn chọn liên kết để tải File về máy tính. Tại đây sẽ có lựa chọn tải File được lưu trên thuvienmienphi
Bước 3: Một thông báo xuất hiện ở phía cuối trình duyệt, hỏi bạn muốn lưu . - Nếu click vào Save, file sẽ được lưu về máy (Quá trình tải file nhanh hay chậm phụ thuộc vào đường truyền internet, dung lượng file bạn muốn tải)
Có nhiều phần mềm hỗ trợ việc download file về máy tính với tốc độ tải file nhanh như: Internet Download Manager (IDM), Free Download Manager, ... Tùy vào sở thích của từng người mà người dùng chọn lựa phần mềm hỗ trợ download cho máy tính của mình  

NỘI DUNG TÀI LIỆU

Giáo trình kinh tế vi mô

 

HÌNH ẢNH DEMO
Tài liệu Giáo trình kinh tế vi mô slide 1

Tài liệu Giáo trình kinh tế vi mô slide 2

Tài liệu Giáo trình kinh tế vi mô slide 3

Tài liệu Giáo trình kinh tế vi mô slide 4

Tài liệu Giáo trình kinh tế vi mô slide 5


Chỉ xem 5 trang đầu, hãy download Miễn Phí về để xem toàn bộ

GIÁO TRÌNH
KINH
TẾ
VI

1
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ VI MÔ
Mục tiêu: Sau khi nghiên cứu chương này, người học có thể:
- Xác định những vấn đề cơ bản của mọi tổ chức kinh tế và cách thức giải quyết của nền kinh
tế.
- Giải thích được Kinh tế học là gì, phân biệt phạm vi phân tích kinh tế học vĩ mô và kinh tế
học vi mô.
- Giải thích được khái niệm doanh nghiệp, phân tích các yếu tố của môi trường kinh doanh
ảnh hưởng đến doanh nghiệp.
- Phân tích chi phí cơ hội, vận dụng đường giới hạn năng lực sản xuất, các qui luật chi phí cơ
hội tăng dần, qui luật lợi suất giảm dần,vấn đề hiệu quả kinh tế đến sự lựa chọn kinh tế tối ưu
của doanh nghiệp.
1. NHỮNG VẤN ĐỀ KINH TẾ CƠ BẢN
1.1. Ba vấn đề kinh tế cơ bản
Để hiểu được sự vận hành của nền kinh tế,chúng ta phải nhận thức được những vấn đề
cơ bản mà bất kỳ nền kinh tế nào cũng phải giải quyết. Đó là:
- Sản xuất cái gì?
- Sản xuất như thế nào?
- Sản xuất cho ai?
Quyết định sản xuất cái gì?
Bao gồm việc giải quyết một số vấn đề cụ thể như: sản xuất hàng hóa, dịch vụ nào, số
lượng bao nhiêu và thời gian cụ thể nào.
Để giải quyết tốt vấn đề này, các doanh nghiệp phải làm tốt công tác điều tra nhu cầu
của thị trường. Từ nhu cầu vô cùng phong phú và đa dạng, các doanh nghiệp phải xác định
được các nhu cầu có khả năng thanh toán để xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh. Sự
tương tác của cung và cầu, cạnh tranh trên thị trường sẽ hình thành nên giá của hàng hóa và
dịch vụ, là tín hiệu tốt cho việc phân bố các nguồn lực xã hội.
Quyết định sản xuất như thế nào?
Bao gồm các vấn đề:
- Lựa chọn công nghệ sản xuất nào.
- Lựa chọn các yếu tố đầu vào nào.
- Lựa chọn phương pháp sản xuất nào.
Các doanh nghiệp phải luôn quan tâm để sản xuất ra hàng hóa nhanh, có chi phí thấp
để cạnh tranh thắng lợi trên thị trường. Các biện pháp cơ bản các doanh nghiệp áp dụng là
thường xuyên đổi mới kỹ thuật và công nghệ, nâng cao trình độ công nhân và lao động quản
lý nhằm tăng hàm lượng chất xám trong hàng hóa và dịch vụ.
Quyết định sản xuất cho ai?
Bao gồm việc xác định rõ ai sẽ được hưởng và được lợi từ những hàng hóa và dịch vụ
được sản xuất ra. Trong nền kinh tế thị trường, thu nhập và giá cả xác định ai sẽ nhận hàng
hóa và dịch vụ cung cấp. Điều này được xác định thông qua tương tác giữa người mua và bán
trên thị trường sản phẩm và thị trường nguồn lực.
Thu nhập chính là nguồn tạo ra năng lực mua bán của các cá nhân và phân phối thu
nhập được xác định thông qua tiền lương,tiền lãi, tiền cho thuế và lợi nhuận trên thị trường
nguồn lực sản xuất. Trong nền kinh tế thị trường, những ai có nguồn tài nguyên, lao động,
2
vốn và kỹ năng quản lý cao hơn sẽ nhận thu nhập cao hơn. Với thu nhập này, các cá nhân đưa
a quyết định loại và số lượng sản phẩm sẽ mua trên thị trường sản phẩm và giá cả định
hướng cách thức phân bổ nguồn lực cho những ai mong muốn trả với mức giá thị trường.
1.2. Nền kinh tế
Trong nền kinh tế thực, thị trường không thể quyết định tất cả các vấn đề này. Trong
hầu hết các xã hội, chính phủ tác động đến cái gì sẽ được sản xuất, sản xuất bằng cách nào và
ai sẽ nhận được sản phẩm và dịch vụ. Chi tiêu của chính phủ, các qui định về an toàn sức
khỏe, qui định về mức lương tối thiểu, luật lao động trẻ em, các qui định về môi trường, hệ
thống thuế và các chương trình phúc lợi có ảnh hưởng quan trọng đến cách thức giải quyết
các vấn đề cơ bản trong bất kỳ xã hội nào.
1.2.1. Các thành phần của nền kinh tế
Để hiểu được nền kinh tế vận hành như thế nào, chúng ta hãy xem xét các thành phần
của nền kinh tế và sự tương tác lẫn nhau giữa các thành phần này. Trong nền kinh tế giản đơn,
các thành phần của nền kinh tế bao gồm: hộ gia đình, doanh nghiệp và chính phủ.
- Hộ gia đình: bao gồm một nhóm người chung sống với nhau như một đơn vị ra quyết
định. Một hộ gia đình có thể gồm một người, nhiều gia đình, hoặc nhóm người không có quan
hệ nhưng chung sống với nhau.
Hộ gia đình là nguồn cung cấp lao động, tài nguyên, vốn và quản lý để nhận các khoản
thu nhập từ tiền lương, tiền lãi và lợi nhuận. Hộ gia đình cũng đồng thời là người tiêu dùng
các hàng hóa và dịch vụ.
- Doanh nghiệp: là tổ chức kinh doanh, sở hữu và điều hành các đơn vị kinh doanh của
nó. Đơn vị kinh doanh là một cơ sở trực thuộc dưới hình thức nhà máy, nông trại, nhà bán
uôn, bán lẻ hay nhà kho mà nó thực hiện một hoặc nhiều chức năng trong việc sản xuất,
phân phối sản phẩm hay dịch vụ.
Một doanh nghiệp có thể chỉ có một đơn vị kinh doanh, hoặc cũng có thể có nhiều đơn
vị kinh doanh. Trong khi đó một ngành gồm một nhóm các doanh nghiệp sản xuất các sản
phẩm giống hoặc tương tự nhau.
Để tạo ra sản phẩm và dịch vụ, các doanh nghiệp sử dụng các nguồn lực như: nhà
máy, thiết bị văn phòng, phương tiện vận tải, mặt bằng kinh doanh và các nguồn lực khác.
Các nhà kinh tế phân chia nguồn lực thành các nhóm:
+ Tài nguyên: là nguồn lực thiên nhiên như: đất trồng trọt, tài nguyên rừng, quặng mỏ,
nước…
+ Vốn (còn gọi là đầu tư), nhằm hỗ trợ cho quá trình sản xuất và phân phối sản phẩm.
Bao gồm : công cụ máy móc, thiết bị, phân xưởng, nhà kho, phương tiện vận tải…
+ Lao động: bao gồm năng lực trí tuệ và thể lực tham gia vào quá trình sản xuất
hàng
hóa và dịch vụ.
+ Quản lý: là khả năng điều hành doanh nghiệp.Người quản lý thực hiện các cải tiến
trong việc kết hợp các nguồn lực tài nguyên, vốn, lao động để tạo ra hàng hóa và dịch vụ ; đưa
a các quyết định về chính sách kinh doanh; đổi mới sản phẩm, kỹ thuật; cải cách quản lý.
- Chính phủ: là một tổ chức gồm nhiều cấp, ban hành các luật, qui định và vận hành
nền kinh tế theo một cơ chế dựa trên luật. Chính phủ cung cấp các sản phẩm và dịch vụ công
cộng như: an ninh quốc phòng, dịch vụ chăm sóc sức khỏe cộng đồng, giao thông, giáo dụ.
Bằng cách thay đổi và điều chỉnh luật, qui định, thuế, chính phủ có thể tác động đến sự lựa
chọn của các hộ gia đình và doanh nghiệp.
3

Nguồn: thuvienmienphi

 

Bạn phải gởi bình luận/ đánh giá để thấy được link tải

Nếu bạn chưa đăng nhập xin hãy chọn ĐĂNG KÝ hoặc ĐĂNG NHẬP
 
 

BÌNH LUẬN


Nội dung bậy bạ, spam tài khoản sẽ bị khóa vĩnh viễn, IP sẽ bị khóa.
Đánh giá(nếu muốn)
 BÌNH LUẬN

ĐÁNH GIÁ


ĐIỂM TRUNG BÌNH

0
0 Đánh giá
Tài liệu rất tốt (0)
Tài liệu tốt (0)
Tài liệu rất hay (0)
Tài liệu hay (0)
Bình thường (0)
Thành viên
Nội dung đánh giá

 
LINK DOWNLOAD

Giao-trinh-kinh-te-vi-mo.pdf[0.82 M]

File đã kiểm duyệt
     Báo vi phạm bản quyền
Pass giải nén (Nếu có):
thuvienmienphi.com
DOWNLOAD
(Miễn phí)

Tài liệu tương tự