Đề tài: Tối huệ quốc và đối xử quốc gia
Luận văn - Đề tài tham khảo,Luận văn - Đề tài CĐ - ĐHĐề tài: Tối huệ quốc và đối xử quốc gia
Bước 1:Tại trang tài liệu thuvienmienphi bạn muốn tải, click vào nút Download màu xanh lá cây ở phía trên.
Bước 2: Tại liên kết tải về, bạn chọn liên kết để tải File về máy tính. Tại đây sẽ có lựa chọn tải File được lưu trên thuvienmienphi
Bước 3: Một thông báo xuất hiện ở phía cuối trình duyệt, hỏi bạn muốn lưu . - Nếu click vào Save, file sẽ được lưu về máy (Quá trình tải file nhanh hay chậm phụ thuộc vào đường truyền internet, dung lượng file bạn muốn tải)
Có nhiều phần mềm hỗ trợ việc download file về máy tính với tốc độ tải file nhanh như: Internet Download Manager (IDM), Free Download Manager, ... Tùy vào sở thích của từng người mà người dùng chọn lựa phần mềm hỗ trợ download cho máy tính của mình
NỘI DUNG TÀI LIỆU
Đề tài: Tối huệ quốc và đối xử quốc gia





Tối huệ quốc và đối xử quốc gia
GVHD:cô Vương Tuyết Linh
Tổ chức Thương mại Thế giới được xây dựng trên bốn nguyên tắc pháp lý nền
tảng là : tối huệ quốc; đãi ngộ quốc gia, mở cửa thị trường và cạnh tranh công bằng.
Trong đó, Thương mại không phân biệt đối xử được thể hiện ở hai nguyên tắc: đối xử
tối huệ quốc và đối xử quốc gia.
Trong quan hệ buôn bán với nước ngoài, không phải với ai và lúc nào người ta
cũng đối xử như nhau. Ðối với nước có quan hệ bình thường, không có gì đặc biệt,
người ta dùng hàng rào mậu dịch (Trade Ba
ier) như đánh thuế cao vào hàng hoá
nhập khẩu của nước ngoài v.v. để bảo vệ nền sản xuất trong nước. Ngược lại người ta
dành những điều kiện thuận lợi nhất như tối huệ quốc và đối xử quốc gia để khuyến
khích thương mại phát triển.
I- Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (MFN):
1. Khái niệm:
a, Lịch sử ra đời:
- Ưu đãi tối huệ quốc là một nguyên tắc cơ bản của WTO, nhưng nó không phải
ắt nguồn từ WTO.
- Lịch sử phát triển và hình thành chế độ tối huệ quốc đã có trên 200 năm. Từ
thế kỷ 12-13 trong điều ước ký kết giữa thành phố thương nghiệp Italy với Vương
quốc Arập Bắc Phi đã xuất hiện hình thức nguyên thuỷ của điều khoản tối huệ quốc.
Từ đó về sau, có hai loại ưu đãi tối huệ quốc:
+ Một loại ưu đãi tối huệ quốc kiểu châu Âu, là loại ưu đãi tối huệ quốc vô
điều kiện. Năm 1641, trong điều ước Hà Lan ký với Bồ Đào Nha lần đầu tiên đã áp
dụng điều khoản tối huệ quốc, sau này được các nước châu Âu áp dụng rộng rãi. Ưu
đãi tối huệ quốc vô điều kiện, tức là nước ký kết hiệp định dành ưu đãi và quyền miễn
trừ cho bất kỳ một nước thứ ba nào mà không kèm theo điều kiện ràng buộc nào cả.
+ Một loại nữa được gọi là ưu đãi tối huệ quốc kiểu Mỹ. Đây là loại ưu đãi
tối huệ quốc có điều kiện. Trong điều ước thương mại Mỹ ký với Pháp năm 1778, lần
đầu tiên đã áp dụng điều khoản này, sau này được các nước châu Mỹ áp dụng rộng
ãi. Ưu đãi tối huệ quốc có điều kiện, tức là quốc gia được hưởng tối huệ quốc phải
chấp nhận thực hiện những điều kiện kinh tế và chính trị do Chính phủ của quốc gia
cho hưởng đòi hỏi.
Sau Thế chiến lần I, về cơ bản Mỹ đã bỏ ưu đãi tối huệ quốc có điều kiện,
chuyển sang áp dụng ưu đãi tối huệ quốc vô điều kiện. Nhưng có khi đó yêu cầu đặc
iệt nào đó, Mỹ vẫn duy trì ưu đãi tối huệ quốc có điều kiện. Chẳng hạn năm 1979,
Trung Quốc ký hiệp định thương mại với Mỹ, quy định hai bên sẽ dành cho nhau đãi
ngộ tối huệ quốc về lĩnh vực xuất nhập khẩu v.v... Nhưng hàng năm Quốc hội Mỹ vẫn
phải xét và phê chuẩn cho Trung Quốc được hưởng ưu đãi tối huệ quốc của Mỹ. Trên
thực tế, đây là loại ưu đãi tối huệ quốc có điều kiện. Chỉ sau khi Trung Quốc và Mỹ
ký hiệp định về việc Trung Quốc gia nhập WTO, Quốc hội Mỹ mới quyết định dành
cho Trung Quốc "ưu đãi thương mại bình thường vĩnh viễn".
- Thuật ngữ "đãi ngộ Tối huệ quốc" được ra đời vào cuối thế kỷ 19, hình thành
trong Luật về thuế quan năm 1930 trong thực tiễn thương mại của Hoa Kỳ. Vào thời
điểm đó, Hoa Kỳ đã đưa ra chế độ Tối huệ quốc trong các hiệp định song phương như
cơ sở để xúc tiến thương mại với một số đối tác châu Âu có quan hệ thương mại mật
thiết với mình (ví dụ: Pháp, Hà Lan). Đãi ngộ Tối huệ quốc vào thời điểm ra đời chỉ
mang ý nghĩa của chế độ thương mại thuận lợi nhất mà quốc gia sở tại có thể dành
SVTH: Ngưyễn Thanh An & Đào Kim Thuy
1
Bản quyền tài liệu thuộc về diễn đàn http://sinhviennganhang.com
Tối huệ quốc và đối xử quốc gia
GVHD:cô Vương Tuyết Linh
cho hàng hoá nhập khẩu đối tác thương mại của mình. Quy chế này mang tính chất có
đi có lại. Nói cách khác đó là "chế độ đối xử bình đẳng giữa những thực thể được ưu
đãi".
- Năm 1948, quy chế này chính thức được GATT (Hiệp định chung về thuế quan
và mậu dịch) đưa vào điều 1 của GATT, nay tổ chức này đổi tên là Tổ chức mậu dịch
quốc tế (WTO), coi đây là cơ sở quan trọng kêu gọi các nước hội viên cho nhau
hưởng chế độ tối huệ quốc để thúc đẩy buôn bán giữa các nước hội viên.
Một tháng sau khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO, Quốc hội Mỹ đã thông
qua Quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn PNTR với Việt Nam. Ngày 20-12-
2006, Tổng thống George Bush đã ký ban hành quy chế. PNTR chính là loại đối xử
tối huệ quốc vô điều kiện. Quyết định này sẽ đẩy mạnh quan hệ thương mại và đầu tư
giữa Mỹ với VN, đồng thời đảm bảo rằng Mỹ được chia sẻ những lợi ích có được từ
việc VN mới gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
Hiện nay Việt Nam đã có thỏa thuận tối huệ quốc với 164 nước và vùng lãnh
thổ, bao gồm: 122 nước và vùng lãnh thổ là thành viên của WTO; 27 nước thuộc liên
minh châu Âu;15 nước và vùng lãnh thổ chưa là thành viên WTO.
, Nội dung:
- Nguyên tắc “Tối huệ quốc” (MFN-Most favoured nation) là biểu hiện của việc
“không phân biệt đối xử” trong quan hệ mậu dịch giữa các nước. Nó có nghĩa là các
ên tham gia trong quan hệ kinh tế buôn bán sẽ dành cho nhau những điều kiện ưu đãi
không kém hơn những ưu đãi mà mình đã hoặc sẽ dành cho các nước khác. Nguyên
tắc này được hiểu theo hai cách:
♦ Cách thứ nhất: Tất cả những ưu đãi và miễn giảm mà một bên tham gia
trong các quan hệ kinh tế - thương mại quốc tế đã hoặc sẽ dành cho bất kỳ một nước
thứ ba nào, thì cũng được dành cho bên tham gia kia được hưởng một cách không
điều kiện.
♦ Cách thứ hai: Hàng hóa di chuyển từ một bên tham gia trong quan hệ kinh
tế thương mại này đưa vào lãnh thổ của bên tham gia kia sẽ không phải chịu mức thuế
và các phí tổn cao hơn, không bị chịu những thủ tục phiền hà hơn so với hàng hóa
nhập khẩu từ nước thứ ba khác.
- Theo luật pháp quốc tế thì điều chủ yếu của quy chế tối huệ quốc là không
phải cho nhau hưởng các đặc quyền, mà là đảm bảo sự bình đẳng giữa các quốc gia
có chủ quyền về các cơ hội giao dịch thương mại và kinh tế. Do đó, nguyên tắc này
thực chất là việc WTO quy định rằng, các quốc gia không thể phân biệt đối xử với các
đối tác thương mại của mình. Mỗi thành viên của WTO phải đối xử với các thành
viên khác của WTO một cách công bằng như những đối tác "ưu tiên nhất". Nếu một
nước dành cho một đối tác thương mại của mình một hay một số ưu đãi nào đó thì
nước này cũng phải đối xử tương tự như vậy đối với tất cả các thành viên còn lại của
WTO để tất cả các quốc gia thành viên đều được “ưu tiên nhất”. Và như vậy, kết quả
là không phân biệt đối xử với bất kỳ đối tác thương mại nào.
c, Cơ sở pháp lý:
- Cơ sở pháp lý của đãi ngộ tối huệ quốc thường là điều khoản tối huệ quốc. Căn
cứ vào điều khoản này mà một bên ký kết cùng một bên hoặc nhiều bên ký kết khác
phải thực hiện nghĩa vụ đối với nhau, dành cho nhau những đãi ngộ tối huệ quốc trong
SVTH: Ngưyễn Thanh An & Đào Kim Thuy
2
Bản quyền tài liệu thuộc về diễn đàn http://sinhviennganhang.com
Tối huệ quốc và đối xử quốc gia
GVHD:cô Vương Tuyết Linh
phạm vi áp dụng do GATT (Hiệp định chung về thuế quan và thương mại) và nay là
WTO quy định.
- Để đạt được chế độ MFN của một quốc gia khác, có hai phương pháp thực
hiện:
♦
Thông qua đàm phán song phương để ký kết các hiệp định thương mại.
♦
Gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO.
- Thông thường, quy chế tối huệ quốc mang tính song phương. Tuy nhiên, quy
chế này cũng có thể áp dụng đơn phương nhằm đáp ứng tình trạng kinh tế đặc biệt
hoặc do áp lực chính trị. Hiệp định GATT 1947 quy định mỗi nước có quyền tuyên bố
không áp dụng tất cả các điều khoản trong Hiệp định đối với một nước thành viên
khác.
Ví dụ: Trường hợp Mỹ không áp dụng MFN đối với Cuba mặc dù Cuba là
thành viên sáng lập GATT và WTO.
d, Mục đích:
- Mục đích của việc sử dụng nguyên tắc MFN trong buôn bán quốc tế là nhằm
chống phân biệt đối xử trong buôn bán quốc tế, làm cho điều kiện cạnh tranh giữa các
ạn hàng ngang bằng nhau nhằm thúc đẩy quan hệ buôn bán giữa các nước đang phát
triển. Mức độ và phạm vi áp dụng nguyên tắc MFN phụ thuộc vào mức độ quan hệ
thân thiện giữa các nước với nhau.
- Với sự tồn tại của chế độ đãi ngộ tối huệ quốc, các quốc gia sẽ được bảo đảm
ằng quốc gia đối tác thương mại của mình sẽ không dành cho quốc gia khác chế độ
thương mại ưu đãi hơn, qua đó triệt tiêu lợi thế cạnh tranh tự nhiên của họ đối với sản
phẩm hàng hoá dịch vụ cụ thể trong cạnh tranh với các quốc gia liên quan đó.
Cũng có trường hợp quy chế chỉ được áp dụng theo thời gian.
Ngày nay, ưu đãi tối huệ quốc đã trở thành một loại đãi ngộ bình thường để
phát triển quan hệ kinh tế thương mại giữa đại đa số các quốc gia và vùng lãnh thổ
trên thế giới. Giành được ưu đãi tối huệ quốc là để được hưởng sự ưu đãi bình đẳng
và không phân biệt chứ không phải một loại đối xử đặc biệt nào đó. Các nước và vùng
lãnh thổ không được hưởng loại ưu đãi này sẽ ở vào tình trạng “đãi ngộ khác biệt”. Sự
mở rộng của các nước thành viên của WTO, làm cho phạm vi thực hiện ưu đãi tối huệ
quốc có xu hướng ngày càng mở rộng.
Ví dụ: Khi trở thành thành viên WTO, hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Hoa
Kỳ sẽ được hưởng mức thuế đối với hàng hóa từ các nước thành viên WTO. Tuy
nhiên, đây chỉ là mức thuế thông thường (NTR) mà Hoa Kỳ áp dụng đối với đa số các
đối tác thương mại chứ không phải là ưu đãi thuế. Biểu thuế (HTS) của Hoa Kỳ có
nhiều mức thuế thấp hơn mức NTR nhằm dành ưu đãi đối với các đối tác đặc biệt.
2. Các lĩnh vực áp dụng và những ngoại lệ:
a, Lĩnh vực hàng hóa:
- Điều I.1 Hiệp định GATT quy định nghĩa vụ của mọi bên ký kết dành "ngay
lập tức và không điều kiện” bất kỳ ưu đãi , ưu tiên, đặc quyền hoặc đặc miễn nào
liên quan đến thuế quan và bất kỳ loại lệ phí nào mà bên ký kết đó áp dụng cho hoặc
liên quan đến việc nhập khẩu, xuất khẩu hoặc cho việc chuyển tiền thanh toán quốc tế,
hoặc liên quan đến phương pháp tính thuế quan và lệ phí hoặc liên quan đến tất cả các
quy định và thủ tục đối với việc xuất và nhập khẩu một sản phẩm xuất xứ hoặc nhập
SVTH: Ngưyễn Thanh An & Đào Kim Thuy
3
Nguồn: thuvienmienphi
Bạn phải gởi bình luận/ đánh giá để thấy được link tải
BÌNH LUẬN
ĐÁNH GIÁ
5
Tài liệu rất tốt (2)
Tài liệu tốt (0)
Tài liệu rất hay (0)
Tài liệu hay (0)
Bình thường (0)