Đề cương ôn tập môn Luật ngân sách nhà nước
Ngành Luật,Nhà nước & pháp luậtTham khảo:Đề cương ôn tập môn Luật ngân sách nhà nước. Nội dung bao gồm: Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁP LUẬT NGÂN SÁCH NHÀ NỨƠC 1. Phân tích sự tác động của một kế họach thu, chi NSNN đối với vấn đề lạm phát và thiểu phát của nền kinh tế quốc
Bước 1:Tại trang tài liệu thuvienmienphi bạn muốn tải, click vào nút Download màu xanh lá cây ở phía trên.
Bước 2: Tại liên kết tải về, bạn chọn liên kết để tải File về máy tính. Tại đây sẽ có lựa chọn tải File được lưu trên thuvienmienphi
Bước 3: Một thông báo xuất hiện ở phía cuối trình duyệt, hỏi bạn muốn lưu . - Nếu click vào Save, file sẽ được lưu về máy (Quá trình tải file nhanh hay chậm phụ thuộc vào đường truyền internet, dung lượng file bạn muốn tải)
Có nhiều phần mềm hỗ trợ việc download file về máy tính với tốc độ tải file nhanh như: Internet Download Manager (IDM), Free Download Manager, ... Tùy vào sở thích của từng người mà người dùng chọn lựa phần mềm hỗ trợ download cho máy tính của mình
NỘI DUNG TÀI LIỆU
Đề cương ôn tập môn Luật ngân sách nhà nước





Chương 1:
LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁP LUẬT NGÂN SÁCH NHÀ NỨƠC
1.
Phân tích sự tác động của một kế họach thu, chi NSNN đối với vấn đề lạm phát và
thiểu phát của nền kinh tế quốc gia?
Thu ngân sách nhà nước là hoạt động của nhà nước nhằm tạo lập quỹ NSNN theo những
trình tự và thủ tục luật định, trên cơ sở các khoản thu đã đựơc cơ quan Nhà nứơc có thẩm quyền
quyết định để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước. Việc thu ngân sách nhà nước
theo dự toán NSNN để đảm bảo chi và tạo nguồn dự trữ tài chính là vấn đề quan trọng của một
quốc gia. Nếu thu không đảm bảo mà phải chi theo dự toán ngân sách sẽ nảy sinh tình trạng bội
chi do chênh lệch thiếu giữa tổng chi
NSNN và tổng số thu NSNN của năm ngân sách. Bắt
uộc nhà nước phải áp dụng các biện pháp để khắc phục như vay trong và ngoài nước hoặc
phát hành thêm tiền. Việc phát hành thêm tiền là biện pháp đơn giản nhưng dễ phát sinh tình
trạng lạm phát do không bảo đảm bởi một tài sản có thật.
Chi ngân sách nhà nước là hoạt động không thể thiếu trong bộ máy nhà nước. Ngoài việc
chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển còn có nhiều khoản chi khác theo quy định của pháp
luật. Nếu dự toán kế hoạch chi trong năm ngân sách mà không được bảo đảm sẽ gây trì trệ và
phát sinh tình trạng thiếu phát trong cả nước, làm cho nền kinh tế quốc gia không thể đứng
vững, trật tự xã hội không ổn định được.
Kế hoạch thu, chi ngân sách được xây dựng hàng năm ngân sách có tác động cân đối nguồn
thu, chi để định hướng phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.
2.
Việc chi tiêu NSNN ảnh hưởng như thế nào đến tăng trưởng kinh tế của một quốc
gia?
Tác động tích cực:
- Chi NSNN trực tiếp thúc đẩy phát triển kinh tế : Thông qua hoạt động chi Ngân sách, Nhà
nước sẽ cung cấp kinh phí đầu tư cho cơ sở kết cấu hạ tầng, hình thành các doanh nghiệp thuộc
các ngành then chốt trên cơ sở đó tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho sự ra đời và phát
triển các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế (có thể thấy rõ nhất tầm quan trọng của
điện lực, viễn thông, hàng không đến hoạt động kinh doanh của các Doanh nghiệp). Bên cạnh
đó, việc cấp vốn hình thành các doanh nghiệp Nhà nước là một trong những biện pháp căn bản
để chống độc quyền và giữ cho thị trường khỏi rơi vào tình trạng cạnh tranh không hoàn hảo.
Và trong những điều kiện cụ thể, nguồn kinh phí trong ngân sách cũng có thể được sử dụng để
hỗ trợ cho sự phát triển của các doanh nghiệp, đảm bảo tính ổn định về cơ cấu hoặc chuẩn bị
cho việc chuyển sang cơ cấu mới hợp lý hơn.
- Chi NSNN Giải quyết các vấn đề xã hội từ đó thúc đẩy sự phát triển của kinh tế:
Trợ giúp trực tiếp dành cho những người có thu nhập thấp hay có hoàn cảnh đặc biệt như
chi về trợ cấp xã hội, trợ cấp gián tiếp dưới hình thức trợ giá cho các mặt hàng thiết yếu, các
khoản chi phí để thực hiện chính sách dân số, chính sách việc làm, chống mù chữ, hỗ trợ đồng
ào bão lụt.
- Góp phần ổn định thị trường, chống lạm phát, bình ổn giá cả thị trường hàng hoá: Cơ chế
điều tiết thông qua chi cho trợ giá, điều chỉnh chi tiêu của chính phủ đã góp phần tạo nền thị
trường ổn định, là tiền đề thúc đấy kinh tế phát triển.
- Tác động tiêu cực:
Tuy nhiên, nếu việc sử dụng ngân sách Nhà nước chưa đúng cách, đúng lúc, tình trạng bao
cấp tràn lan, sự yếu kém trong việc quản lí thu chi ngân sách sẽ dẫn dến tình trạng thâm hụt
ngân sách Nhà nước,
ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của nền kinh tế. Chẳng hạn như cơ
cấu chi tiêu ko hợp lý có thể dẫ đến bội chi ngân sách Nhà nước, trong khi đó tác động tiêu cực
của bội chi ngân sách đến các hoạt động kinh tế-xã hội là hết sức rộng lớn. Ví dụ như, để bù
đắp bội chi vừa qua để bù đắp bội chi chúng ta quyết định
kế hoạch 55.000 tỷ đồng trái phiếu
Chính phủ. Nhưng về góc độ vĩ mô, phát hành trái phiếu hơn 50 tỷ đồng này thực chất là một
gói nợ. Mà đã nợ thì không những phải trả gốc mà còn phải lo trả nợ cả phần lãi. Và nếu không
điều hành khéo léo thì việc phát hành trái phiếu sẽ có hiệu ứng cả tích cực lẫn phản ứng phụ (cả
gián tiếp và trực tiếp) trực tiếp như lạm phát và ảnh hưởng trên tỷ giá đồng tiền. Về ảnh hưởng
gián tiếp, khoản nợ này đã lấy đi những cơ hội đầu tư khác….
3.
Bản kế họach thu, chi tài chính của Nhà nứơc trong một năm dương lịch sau khi
đựơc Quốc Hội thông qua có tên gọi là gì? Giải thích tại sao lại có tên gọi như vậy?
Được gọi là Luật NSNN thường niên. Vì:
-
Vì sao gọi là luật: vì nó cũng được ban hành bởi cơ quan quyền lực nhà nước chính là
QH thông qua một trình tự thủ tục nhất định, có giá trị bắt buộc trong phạm vi toàn quốc.
-
Vì sao gọi là thường niên: Vì so với các đạo luật khác thường không có thời gian hiệu
lực xác định thì luật NSNN thường niên chỉ có hiệu lực trong vòng một năm. Chính phủ chỉ
được phép thi hành trong năm đó. Sau một năm ngân sách, QH lại phải tiến hành thông qua một
ản dự toán ngân sách mới.
Do đó tên gọi như vậy là để nhấn mạnh điểm khác biệt của đạo luật này so với các văn bản
pháp luật khác.
4.
Trình bày hệ thống NSNN của nứơc ta hiện nay? Phân tích mối quan hệ giữa các
cấp ngân sách trong hệ thống NSNN?
Hệ thống ngân sách nhà nước là tập hợp ngân sách các cấp chính quyền nhà nước được
quản lý thống nhất theo nguyên tắc tập trung dân chủ và công khai.
Nguồn: thuvienmienphi
Bạn phải gởi bình luận/ đánh giá để thấy được link tải
BÌNH LUẬN
ĐÁNH GIÁ
4
Tài liệu rất tốt (0)
Tài liệu tốt (1)
Tài liệu rất hay (0)
Tài liệu hay (0)
Bình thường (0)