Đề cương ôn tập lý luận nhà nước pháp luật đại cương
Ngành Luật,Nhà nước & pháp luậtTham khảo: Đề cương ôn tập lý luận nhà nước pháp luật đại cương Bản chất, đặc trưng, vai trò của nhà nước. I. Bản chất nhà nước: - Các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác khẳng định: nhà nước, xét về bản chất, trước hết là một bộ máy trấn áp đặc biệt của giai cấp này đối với giai cấp khác, là bộ máy duy
Bước 1:Tại trang tài liệu thuvienmienphi bạn muốn tải, click vào nút Download màu xanh lá cây ở phía trên.
Bước 2: Tại liên kết tải về, bạn chọn liên kết để tải File về máy tính. Tại đây sẽ có lựa chọn tải File được lưu trên thuvienmienphi
Bước 3: Một thông báo xuất hiện ở phía cuối trình duyệt, hỏi bạn muốn lưu . - Nếu click vào Save, file sẽ được lưu về máy (Quá trình tải file nhanh hay chậm phụ thuộc vào đường truyền internet, dung lượng file bạn muốn tải)
Có nhiều phần mềm hỗ trợ việc download file về máy tính với tốc độ tải file nhanh như: Internet Download Manager (IDM), Free Download Manager, ... Tùy vào sở thích của từng người mà người dùng chọn lựa phần mềm hỗ trợ download cho máy tính của mình
NỘI DUNG TÀI LIỆU
Đề cương ôn tập lý luận nhà nước pháp luật đại cương





Câu 1: Bản chất, đặc trưng, vai trò của nhà nước.
I. Bản chất nhà nước:
- Các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác khẳng định: nhà nước, xét về bản chất, trước
hết là một bộ máy trấn áp đặc biệt của giai cấp này đối với giai cấp khác, là bộ máy duy
trì sự thống trị giai cấp.
- Tính giai cấp:
Trong xã hội có giai cấp đối kháng, sự thống trị của giai cấp này đối với giai cấp
khác thể hiện trên 3 mặt: kinh tế, chính trị, tư tưởng.
Muốn đạt được hiệu quả thống trị, giai cấp thống trị sử dụng nhà nước như là một
công cụ sắc bén nhất, thông qua nhà nước, quyền lực kinh tế đủ sức mạnh để duy trì quan
hệ bóc lột. Có trong tay công cụ nhà nước, giai cấp chiếm ưu thế về kinh tế bảo vệ quyền
sở hữu của mình, đàn áp được sự phản kháng của giai cấp bị bóc lột. Trở thành giai cấp
thống trị về chính trị.
Thông qua nhà nước giai cấp thống trị tổ chức và thực hiện quyền lực chính trị của
mình. Hợp pháp hóa ý chí của giai cấp mình thành ý chí của nhà nước, buộc các giai cấp
khác phải tuân theo trật tự phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị.
Nắm quyền lực kinh tế và chính trị bằng con đường nhà nước, giai cấp thống trị
xây dựng hệ thống tư tưởng giai cấp mình thành hệ tư tưởng thống trị xã hội buộc các
giai cấp khác lệ thuộc về tư tưởng.
Nhà nước mang bản chất giai cấp sâu sắc vì nó củng cố và bảo vệ lợi ích của giai
cấp thống trị.
Ví dụ:. Nhà nước chiếm hữu nô lệ, nhà nước phong kiến, nhà nước tư sản: nhà
nước có đặc điểm chung là bộ máy đặc biệt duy trì sự thống trị về chính trị, kinh tế, tư
tưởng của thiểu số đối với đông đảo quần chúng lao động, thực hiện chuyên chính của
giai cấp bóc lột.
. Nhà nước XHCN là bộ máy củng cố địa vị thống trị và bảo vệ lợi ích của
giai cấp công nhân và nhân dân lao động, đảm bảo sự thống trị của đa số đối với thiểu số.
- Tính xã hội:
+ Một nhà nước không tồn tại nếu chỉ phục vụ lợi ích của giai cấp thống trị
mà không tính đến lợi ích, nguyện vọng, ý chí của các giai cấp khác trong xã hội. Ngoài
tư cách là bộ máy duy trì sự thống trị của giai cấp này đối với giai cấp khác, nhà nước
còn là tổ chức quyền lực công, là phương thức tổ chức đảm bảo lợi ích chung của xã hội.
+ Nhà nước giải quyết mọi vấn đề nảy sinh trong xã hội, đảm bảo các giá trị
xã hội đã đạt được, bảo đảm xã hội trật tự, ổn định và phát triển, thực hiện chức năng này
hoặc chức năng khác phù hợp yêu cầu của xã hội, cũng đảm bảo lợi ích nhất định của các
giai cấp trong chừng mực lợi ích đó không đối lập găy gắt với lợi ích giai cấp thống trị.
* Trong bản chất nhà nước, tính giai cấp và xã hội của nhà nước luôn luôn thống
nhất với nhau.
-Trong các nhà nước khác nhau hoặc trong cùng một nhà nước, ở những giai đoạn
phát triển khác nhau, tùy thuộc vào các yếu tố khách quan (tương quan lực lượng giai
cấp, đảng phái...) và các yếu tố chủ quan (quan điểm, nhận thức, trình độ văn hóa...) bản
chất nhà nước được thể hiện khác nhau.
Ví dụ: Trong nhà nước Việt Nam, trong điệu kiện đổi mới đất nước, kinh tế phát
triển, đời sống nhân dân nâng cao, nhà nước quan tâm thực hiện các chính sách xã hội
nhiều hơn so với thời kỳ chiến tranh, thời kỳ bao cấp, chính sách đối với thương binh, liệt
sỹ, xóa đói, giảm nghèo...
II. Đặc trưng nhà nước.
- Đặc trưng nhà nước cho phép phân biệt nhà nước với tổ chức của xã hội thị tộc
ộ lạc; phân biệt với tổ chức chính trị xã hội khác.
- Đặc trưng nhà nước thể hiện vai trò, vị trí trung tâm của nhà nước trong hệ thống
chính trị.
5 đặc trưng:
1. Nhà nước thiết lập một quyền lực công cộng đặc biệt không còn hòa nhập với
dân cư trong chế độ thị tộc nữa mà hầu như tách rời khỏi xã hội. Quyền lực công cộng
này là quyền lực chung. Chủ thể là giai cấp thống trị chính trị, xã hội.
Để thực hiện quyền lực quản lý xã hội, nhà nước phải có một tầng lớp người
chuyên làm nhiệm vụ quản lý, lớp người này được tổ chức thành các cơ quan nhà nước
và hình thành một bộ máy đại diện cho quyền lực chính trị có sức mạnh cưỡng chế duy
trì địa vị giai cấp thống trị, bắt giai cấp khác phục tùng theo ý chí của giai cấp thống trị.
2. Nhà nước phân chia dân cư theo các đơn vị hành chính lãnh thổ không phụ
thuộc vào chính kiến, nghề nghiệp, huyết thống, giới tính... Việc phân chia
này quyết
định phạm vi tác động của nhà nước trên quy mô rộng lớn nhất và dẫn đến hình thành cơ
quan quản lý trong bộ máy nhà nước. Không một tổ chức xã hội nào trong xã hội có giai
cấp lại không có lãnh thổ riêng của mình.
Lãnh thổ là dấu hiệu đặc trưng của nhà nước. Nhà nước thực thi quyền lực trên
phạm vi toàn lãnh thổ. Mỗi nhà nước có một lãnh thổ riêng, trên lãnh thổ ấy lại phân
thành các đơn vị hành chính như tỉnh, quận, huyện, xã,... Dấu hiệu lãnh thổ xuất hiện dấu
hiệu quốc tịch.
3. Nhà nước có chủ quyền quốc gia: Nhà nước là một tổ chức quyền lực có chủ
quyền. Chủ quyền quốc gia mang nội dung chính trị pháp lý thể hiện ở quyền tự quyết
của nhà nước về chính sách đối nội và đối ngoại không phụ thuộc yếu tố bên ngoài.
Chủ quyền quốc gia có tính tối cao, không tách rời nhà nước. Thể hiện quyền lực
nhà nước có hiệu lực trên toàn đất nước, đối với tất cả dân cư và tổ chức xã hội, không
trừ một ai.
4. Nhà nước ban hành pháp luật và thực hiện sự quản lý bắt buộc đối với mọi công
dân. Là lực lượng đại diện xã hội, có phương tiện cưỡng chế. Nhà nước thực hiện sự quản
lý của mình đối với công dân của đất nước. Các quy định của nhà nước đối với công dân
thể hiện trong pháp luật do nhà nước ban hành. Mối quan hệ nhà nước và pháp luật:
Không thể có nhà nước mà thiếu pháp luật và ngược lại. Trong xã hội chỉ nhà nước có
quyền ban hành pháp luật, các tổ chức khác không có quyền này và chính nhà nước bảo
đảm cho pháp luật được thực thi trong cuộc sống.
5. Nhà nước quy định và thực hiện thu các loại thuế dưới hình thức bắt buộc:
quyết định và thực hiện thu thuế để bổ sung nguồn ngân sách nhà nước, làm kinh phí xây
dựng và duy trì cơ sở vật chất kỹ thuật, trả lương cho cán bộ công chức. Dưới góc độ thuế
nhà nước gắn chặt với xã hội và dân chứ không tách rời. Cần phải xây dựng một chính
sách thuế đúng đắn, công bằng và hợp lý, đơn giản,tiện lợi.
- Định nghĩa nhà nước: Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị,
có bộ máy chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiện chức năng quản lý xã hội nhằm
thể hiện và bảo vệ trước hết lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội có giai cấp đối
kháng, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản
trong xã hội xã hội chủ nghĩa.
III. Vai trò của nhà nước:
1. Nhà nước và kinh tế.
- Nhà nước được quy định bởi kinh tế, do điều kiện kinh tế quyết định. Từ sự xuất
hiện của nhà nước, bản chất, chức năng, hình thức, bộ máy nhà nước đều phụ thuộc vào
đòi hỏi khách quan của cơ sở kinh tế.
- Không phụ thuộc tuyệt đối, chỉ tương đối thể hiện ở 2 phương diện:
+ Nhà nước cùng các bộ phận khác của kinh tế tác động tích cực đến sự
phát triển kinh tế, thúc đẩy phát triển nhanh thông qua các chính sách kinh tế có căn cứ
khoa học và phù hợp với quy luật tiến hóa của nhân loại trong chừng mực nó phù hợp với
lợi ích giai cấp thống trị.
Ví dụ: . Nhà nước XHCN, nhà nước Tư sản trong giai đoạn đầu phát triển xã hội
tư bản: xác lập và củng cố quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.
. Chính sách kinh tế nhiều thành phần định hướng XHCN đã làm cho kinh
tế nước ta từ 1986 đến nay phát triển mạnh.
+ Nhà nước có thể đóng vai trò tiêu cực, cản trở sự phát triển kinh tế. Thể
hiện chính sách kinh tế lỗi thời, không còn phù hợp với sự phát triển chung của thế
giới,kìm hãm sự phát triển của quan hệ sản xuất tiến bộ.
Ví dụ: Nhà nước chiếm hữu nô lệ, phong kiến vào giai đoạn cuối trong quá trình
phát triển lịch sử.
+ Trong một thời kỳ lịch sử nhất định, nhà nước đồng thời có tác động tích
cực hoặc tiêu cực đối với kinh tế phụ thuộc vào khả năng nhận thức và nắm bắt kịp thời
hoặc không kịp thời các phương diện khác nhau của quy luật vận động của kinh tế cũng
như phụ thuộc vào lợi ích của giai cấp thống trị.
2. Nhà nước và tổ chức chính trị- xã hội.
Các tổ chức chính trị của xã hội là những hình thức và phương diện bảo đảm thực
hiện quyền lực chính trị trong xã hội có giai cấp.
- Trong các tổ chức chính trị xã hội, nhà nước là trung tâm vì:
+ Nhà nước là tổ chức quyền lực chính trị công cộng đặc biệt, là tổ chức
mà quyền lực của nó bắt buộc đối với mọi người trong quốc gia thông qua pháp luật.
Nguồn: thuvienmienphi
Bạn phải gởi bình luận/ đánh giá để thấy được link tải
BÌNH LUẬN
ĐÁNH GIÁ
4
Tài liệu rất tốt (2)
Tài liệu tốt (1)
Tài liệu rất hay (0)
Tài liệu hay (0)
Bình thường (0)