Đề cương bài giảng Luật tố tụng dân sự
Ngành Luật,Luật dân sựTham khảo:Đề cương bài giảng Luật tố tụng dân sự Đề cương bài giảng Luật tố tụng dân sự trình bày kháo niệm chung về luật tố tụng dân sự, khái niệm, đối tượng và phương pháp điều chỉnh của Luật tố tụng dân sự Việt
Bước 1:Tại trang tài liệu thuvienmienphi bạn muốn tải, click vào nút Download màu xanh lá cây ở phía trên.
Bước 2: Tại liên kết tải về, bạn chọn liên kết để tải File về máy tính. Tại đây sẽ có lựa chọn tải File được lưu trên thuvienmienphi
Bước 3: Một thông báo xuất hiện ở phía cuối trình duyệt, hỏi bạn muốn lưu . - Nếu click vào Save, file sẽ được lưu về máy (Quá trình tải file nhanh hay chậm phụ thuộc vào đường truyền internet, dung lượng file bạn muốn tải)
Có nhiều phần mềm hỗ trợ việc download file về máy tính với tốc độ tải file nhanh như: Internet Download Manager (IDM), Free Download Manager, ... Tùy vào sở thích của từng người mà người dùng chọn lựa phần mềm hỗ trợ download cho máy tính của mình
NỘI DUNG TÀI LIỆU
Đề cương bài giảng Luật tố tụng dân sự





LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ
CHƢƠNG I
KHÁI NIỆM CHUNG VỀ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM
1.1. Khái niệm, đối tƣợng và phƣơng pháp điều chỉnh của Luật tố tụng dân sự Việt
Nam (giảng)
1.1.1. Khái niệm
Luật tố tụng dân sự là ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam, tổng hợp
các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ phát sinh giữa các chủ thể trong quá trình
giải quyết vụ việc dân sự.
1.1.2. Đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh
- Đối tƣợng điều chỉnh của luật tố tụng dân sự
Đối tượng điều chỉnh của luật tố tụng dân sự là những quan hệ nảy sinh giữa các chủ thể
trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự.
Đó là các quan hệ giữa Tòa án, Viện kiểm sát, Cơ quan thi hành án, đương sự, người đại
diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự và các chủ thể khác
như người làm chứng, người giám định, người phiên dịch… nảy sinh trong quá trình giải quyết
vụ việc dân sự, cụ thể:
+ Quan hệ giữa giữa Tòa án, Viện kiểm sát, Cơ quan thi hành án với đương sự, người đại
diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự và các chủ thể khác có
liên quan;
+ Quan hệ giữa giữa Tòa án, Viện kiểm sát và Cơ quan thi hành án với nhau;
+ Quan hệ giữa đương sự với các chủ thể khác có liên quan.
Các quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của luật tố tụng dân sự không có sự bình đẳng giữa
các chủ thể, trong đó Tòa án, Cơ quan thi hành án là các chủ thể có vai trò quyết định đối với việc
giải quyết vụ việc dân sự.
Vụ việc dân sự là vụ việc phát sinh từ các quan hệ pháp luật dân sự, hôn nhân và gia đình,
kinh doanh, thương mại và lao động do Tòa án giải quyết. Vụ việc dân sự chia làm hai loại: vụ án
dân sự và việc dân sự.
Vụ án dân sự là việc có sự tranh chấp về quyền và nghĩa vụ giữa các đương sự mà họ thông
thể thương lượng được nên nhờ Tòa án giải quyết.
Việc dân sự là loại vụ việc dân sự mà sự phát sinh, chấm dứt, thay đổi các quan hệ pháp
luật phải do Tòa án xem xét quyết định như: Tòa án xem xét yêu cầu tuyên bố một người là mất
1
tích hoặc đã chết; bị hạn chế hay bị mất năng lực hành vi dân sự, hủy bỏ quyết định tuyên bố một
người là mất tích hay đã chết, yêu cầu hủy bỏ việc kết hôn trái pháp luật…
- Phƣơng pháp điều chỉnh của luật tố tụng dân sự
Luật tố tụng dân sự sử dụng ba phương pháp điều chỉnh:
+ Phương pháp quyền uy, thể hiện trong mối quan hệ giữa Tòa án, Viện kiểm sát, Cơ quan
thi hành án với các chủ thể khác. Các chủ thể khác đều phải phục tùng các cơ quan này.
+ Phương pháp định đoạt, thể hiện ở chỗ các đương sự được tự quyết định việc bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp của mình trước Tòa án.
Khi quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm hay tranh chấp, các đương sự có quyền quyết định
có khởi kiện, yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình hay không? Phạm vi khởi
kiện, yêu cầu như thế nào? Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự, các
đương sự vẫn có thể thương lượng, thỏa thuận với nhau cách giải quyết vụ việc dân sự.
+ Phương pháp bình đẳng, thể hiện trong mối quan hệ giữa các đương sự, tại phiên tòa các
ên đương sự bình đẳng với nhau về việc đưa ra chứng cứ và yêu cầu.
Trong đó phƣơng pháp điều chỉnh chủ yếu nhất là phƣơng pháp quyền uy.
Các phương pháp điều chỉnh của các ngành luật tố tụng đều cơ bản giống nhau, dù nó là tố
tụng hình sự, tố tụng hành chính hay tố tụng dân sự. Nếu có sự khác nhau về phương pháp điều
chỉnh của mỗi ngành luật tố tụng thì đó chỉ là sự khác nhau về mức độ “đậm nhạt” của từng
phương pháp điều chỉnh trong các ngành luật đó.
Ví dụ:
Luật tố tụng hình sự sử dụng phương pháp quyền uy có tính chất tuyệt đối;
Luật tố tụng dân sự sử dụng phương pháp quyền uy có tính chất tương đối.
Phương pháp quyền uy trong dân sự mềm hơn phương pháp quyền uy trong tố tụng hình sự
ở chỗ Tòa án giải quyết vụ án dân sự ở góc độ nào, về vấn đề gì còn phụ thuộc ý muốn của người
tham gia tố tụng (nguyên đơn)...
1.2. Vai trò và nguồn của Luật tố tụng dân sự
1.2.1. Vai trò của Luật tố tụng dân sự
Bộ luật tố tụng dân sự góp phần bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, tăng cường pháp chế xã hội
chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức;
giáo dục mọi người nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật (Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và nhiệm vụ
của Bộ luật tố tụng dân sự).
1.2.2. Nguồn của Luật tố tụng dân sự
2
Trong tiếng Việt, “nguồn” được hiểu là nơi bắt đầu, nơi phát sinh ra hoặc nơi có thể cung
cấp hay rút ra cái gì, điều gì [1].
Nguồn luật được hiểu là nơi rút ra các quy tắc xử sự của các chủ thể trong xã hội do Nhà
nước quy định. Các văn bản pháp luật là một trong những hình thức thể hiện ý chí của Nhà nước
nên được coi là nguồn luật cơ bản.
Nguồn của Luật tố tụng dân sự Việt Nam bao gồm các văn bản pháp luật do cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền ban hành có chứa đựng các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã
hội phát sinh giữa các chủ thể trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự.
Các văn bản này bao gồm nhiều loại như Hiến pháp, Bộ luật tố tụng dân sự, Luật tổ chức
Tòa án nhân dân, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân…, trong đó Bộ luật tố tụng dân sự là
nguồn chủ yếu và quan trọng nhất. Đây là văn bản pháp luật tố tụng dân sự có hiệu lực cao
nhất, có phạm vi điều chỉnh rộng nhất, quy định trực tiếp và có hệ thống về tất cả các vấn
đề của tố tụng dân sự.
CHƢƠNG II
NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM
2.1. Khái niệm và ý nghĩa của các nguyên tắc cơ bản
“Nguyên tắc” là điều cơ bản định ra, nhất thiết phải tuân theo trong một loạt việc làm [2].
Nguyên tắc của một ngành luật là những tư tưởng pháp lý chỉ đạo, định hướng cho hoạt
động xây dựng và thực hiện các quy định của nó.
Tuy vậy, trên thực tế các tư tưởng pháp lý chỉ có giá trị bắt buộc nếu được thể hiện dưới
hình thức quy phạm pháp luật. Do vậy, các nguyên tắc của một ngành luật thường được quy định
trong các văn bản pháp luật về ngành luật đó làm cơ sở cho việc thực hiện và được quy định dưới
dạng quy phạm chung.
Tất cả các quy phạm pháp luật tố tụng dân sự đều phải thể hiện tinh thần và nội dung các
nguyên tắc đã được xác định, tất cả các hành vi, hoạt động của các chủ thể đều phải thực hiện trên
cơ sở quán triệt các nguyên tắc đã đề ra, bất kỳ hành vi nào vi phạm một trong số các nguyên tắc
đều bị coi là trái pháp luật. Việc quán triệt các nguyên tắc có tác dụng ngăn chặn mọi hành vi vi
phạm pháp luật và những biểu hiện tiêu cực trong toàn bộ quá trình giải quyết vụ án dân sự.
2.2. Nội dung các nguyên tắc của Luật tố tụng dân sự Việt Nam
2.2.1. Nhóm nguyên tắc chung
2.2.1.1. Bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng dân sự (Đ3)
- Cơ sở:
[1] Xem: Từ điển tiếng Việt, NXB Đà nẵng, năm 2003, Tr.692
[2] Xem: Từ điển tiếng Việt, NXB Đà nẵng, năm 2003, Tr.694
3
Nguồn: thuvienmienphi
Bạn phải gởi bình luận/ đánh giá để thấy được link tải
BÌNH LUẬN
ĐÁNH GIÁ
4
Tài liệu rất tốt (13)
Tài liệu tốt (1)
Tài liệu rất hay (1)
Tài liệu hay (0)
Bình thường (0)