Bệnh truyền nhiễm
Ngành Y - Dược,Bác sĩ đa khoaGiáo trình Bệnh truyền nhiễm trình bày những nội dung cơ bản về những bệnh truyền nhiễm. Từ đó giúp sinh viên có thể nắm được các kiến thức cơ bản: nguyên nhân, cách chẩn đoán, phòng ngừa... các bệnh do nhiễm khuẩn, các bệnh do nhiễm virus, các bệnh do nhiễm ký sinh trùng. Những nội dung này sẽ
Bước 1:Tại trang tài liệu thuvienmienphi bạn muốn tải, click vào nút Download màu xanh lá cây ở phía trên.
Bước 2: Tại liên kết tải về, bạn chọn liên kết để tải File về máy tính. Tại đây sẽ có lựa chọn tải File được lưu trên thuvienmienphi
Bước 3: Một thông báo xuất hiện ở phía cuối trình duyệt, hỏi bạn muốn lưu . - Nếu click vào Save, file sẽ được lưu về máy (Quá trình tải file nhanh hay chậm phụ thuộc vào đường truyền internet, dung lượng file bạn muốn tải)
Có nhiều phần mềm hỗ trợ việc download file về máy tính với tốc độ tải file nhanh như: Internet Download Manager (IDM), Free Download Manager, ... Tùy vào sở thích của từng người mà người dùng chọn lựa phần mềm hỗ trợ download cho máy tính của mình
NỘI DUNG TÀI LIỆU
Bệnh truyền nhiễm





ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HUẾ
BỆNH
TRUYỀN
NHIỄM
BỘ MÔN TRUYỀN NHIỄM
2008
Chƣơng 1. ĐẠI CƢƠNG
Bài 1.
ĐẠI CƯƠNG BỆNH NHIỄM TRÙNG -TRUYỀN NHIỄM
BsCK2, Ths Phan Quận
Mục tiêu
.1. Mô tả được khuynh hướng tồn tại bệnh nhiễm.
.2. Mô tả được nhiễm khuẩn, sống ký sinh, các tính chất cơ bản của các tác nhân gây bệnh.
.3. Mô tả được các hình thái dịch, nguồn truyền bệnh, cách thức truyền bệnh.
.4. Mô tả được cơ chế gây bệnh, cơ chế bảo vệ cơ thể đối với sự xâm nhập tác nhân gây bệnh.
.5. Mô tả phạm vi - mức độ nhiễm trùng, đặc điểm lâm sàng,cận lâm sàng bệnh truyền nhiễm.
Nội dung
I. DẪN NHẬP
Mặc dầu, trong nhiều thập kỷ qua, y học đã đi một bước khá dài về những tiến bộ
trong điều trị và phòng ngừa, nhưng đến nay bệnh nhiễm còn là nguyên nhân tử vong chính
và đã ảnh hưởng đến điều kiện sống của hằng triệu người trên thế giới.
- Sau thế chiến thứ II đã có hằng trăm loại hoá trị liệu, kháng sinh chống
vi khuẩn,
virus, nấm và ký sinh trùng rất hiệu lực, an toàn. Song lại xuất hiện các loại vi sinh vật kháng
thuốc, thậm chí ở mức báo động.
- Một số bệnh gần như bị tiêu diệt tại các nước phát triển, nay bùng phát lại nhiều và
nghiêm trọng, như : lao, thấp khớp.
- Một số tác nhân gây bệnh trước đây đã có mặt và gây bệnh nhẹ, nay có những biến
đổi về mặt di truyền để gây ra bệnh nặng hơn, như coronavirus hiện gây ra SARS-CoV.
- Một số tác nhân trước đây gây bệnh cho động vật nay xuất hiện ở người và có khả
năng gây bệnh nặng như Liên cầu lợn, A(H5N1).
- Khám phá thêm một số tác nhân gây bệnh mới: xoắn khuẩn bệnh Lyme, HIV/AIDS,
viêm gan do virus C, HGV.... Dần dần chứng minh vai trò gây các bệnh mãn tính do các tác
nhân vi sinh vật; hiện nay, chúng ta biết cơ chế gây bệnh một số tác nhân đến mức phân tử.
- Một số bệnh trước đây không nghĩ do căn nguyên nhiễm khuẩn nay chứng minh là vi
khuẩn như: Helicobacter pylori gây nhiễm loét dạ dày tá tràng và có thể gây ung thư.
- Một lượng lớn bệnh nhân đang được điều trị các bệnh nhiễm khuẩn có một tình trạng
suy giảm miễn dịch.
- Tăng nguy cơ mắc bệnh nhiễm khuẩn do kỹ thuật điều trị, tăng tiếp xúc với tác nhân
gây bệnh trong bệnh viện, vết rách ở da (vết mổ, chọc tĩnh mạch v.v...) hoặc trên niêm mạc
(đặt nội khí quản, thông bàng quang), đưa vật thay thế vào cơ thể qua phẩu thuật, thay đổi vi
khuẩn chí đường ruột do dùng kháng sinh kéo dài.
II. NHIỄM TRÙNG - TRUYỀN NHIỄM
1. Nhiễm Trùng & nhiễm khuẩn
Nói đến nhiễm trùng khi tác nhân gây bệnh có thể là virus, chlamydia, vi khuẩn, ký sinh
trùng, nấm. Khi nói nhiễm khuẩn tức đề cập nguyên nhân gây bệnh là vi khuẩn.
1.1.Nhiễm trùng là gì ?
Nhiễm trùng là hậu quả gây ra giữa tác nhân gây bệnh với phản ứng cơ thể người bệnh
khi tác nhân gây bệnh xâm nhập cơ thể, hậu quả này nặng - nhẹ tuỳ vào phản ứng mạnh - yếu
của cơ thể, bản chất của tác nhân gây bệnh, phản ánh qua triệu chứng lâm sàng và sinh học.
1.2. Sống ký sinh
2
Tồn tại sống chung hoà bình giữa vi sinh vật và cơ thể người, phần lớn vi sinh vật tồn
tại ở da, niêm mạc cơ thể không vượt qua hàng rào bảo vệ này, nên không gây bệnh (tụ cầu ở
da, corynebacteries ở họng).
Sống ký sinh có lợi cho cơ thể nhờ sinh tổng hợp (commenalism: sống cộng sinh) như:
E.coli trong ruột người góp phần vào sự tiêu hoá thức ăn và tổng hợp vitamin K, hoặc giúp
cho cơ thể người có miễn dịch tự nhiên với một số vi khuẩn gram âm khác.
Khi cân bằng sinh thái bị phá vỡ (nhiễm trùng nội sinh), các vi sinh vật mới biểu hiện
vai trò sinh bệnh, bằng cách vượt qua hàng rào bảo vệ để xâm nhập các tạng phủ và gây bệnh.
1.3.Tác nhân gây bệnh
- Vi khuẩn: Là một tế bào độc nhất có khả năng tái sinh một tế bào khác.
- Chlamydia: Lớp trung gian giữa virus và vi khuẩn, sống nhờ vào tế bào ký chủ.
- Virus: Tác nhân tồn tại và phát triển bằng cách hoà nhập vào gene của tế bào ký chủ,
không thể phát triển và nhân lên ngoài tế bào sống của ký chủ.
- Nấm bậc thấp: Vi sinh vật ký sinh ở người và động vật, tự tái tạo nấm mới bằng chồi.
- Ký sinh trùng: Sống lệ thuộc vào cá thể của một loài khác.
-
Prion:
(giới
thiệu
để
iết)
Tác
nhân
gây bệnh
không
qui
ước
(không
có
acid
nucleique), cấu tạo các acid amin tạo ra chuổi peptide. Phương tây người ta nghi prion gây
ệnh xốp não bán cấp ở người có tên Creutzfeldt Jacob, và bệnh mất ngủ gây tử vong có tính
chất gia đình. Bệnh thuộc loại hiếm, hằng năm 1/106 cư dân mắc bệnh. Nước ta, đến nay chưa
tác giả nào đề cập đến trường hợp mắc bệnh do tác nhân này gây nên.
2. Truyền nhiễm
Bệnh truyền nhiễm là bệnh có tác nhân gây bệnh tồn tại trong một số vật chủ (nguồn truyền
ệnh) nhất định lây cho các người nhạy cảm (cảm thụ) qua đường xâm nhập (đường vào),
ệnh lây trực tiếp hoặc gián tiếp nhờ một số yếu tố khác (vật trung gian). Bệnh nhiễm trùng là
do vi sinh vật gây nên trên một cá thể, trong khi bệnh truyền nhiễm cũng do vi sinh vật gây
nên nhưng lây lan làm nhiều người mắc bệnh.
2.1.Các hình thái dịch tễ học
- Bệnh lẻ tẻ rải rác (sporadic disease): tại một địa phương, một thời gian dài có vài
trường hợp bệnh, nhưng chúng không có mối liên hệ dịch tễ học.
- Bệnh dịch nhỏ: (endemic disease): còn gọi là bệnh lưu hành địa phương. Tại một địa
phương, có vài trường hợp bệnh lây lan dễ dàng, có mối liên hệ dịch tễ học.
- Bệnh truyền nhiễm gây dịch lớn: (epidemic disease): đây là loại rất dễ dàng lây
lan,một thời gian nhất định có nhiều trường hợp bệnh, trên một địa bàn giới hạn.
- Bệnh truyền nhiễm gây đại dịch: (pandemic disease): bệnh lây lan nhanh chóng,
nhiều người mắc trên phạm vi một quốc gia, một lục địa.
Đa số bệnh truyền nhiêm xuất hiện dưới dạng dịch nhỏ - lớn (endemo - epidemics).
2.2. Nguồn truyền bệnh: là nơi tồn tại tự nhiên của tác nhân gây bệnh.
- Người là nơi chứa tác nhân gây bệnh: người bệnh, người lành mang mầm bệnh.
- Nguồn truyền bệnh động vật: động vật bị bệnh, động vật lành mang mầm bệnh; động
vật còn là vật chủ trung gian lây truyền bệnh cho người.
- Vật thể ở môi trường: đất, nước, không khí cũng chứa tác nhân gây bệnh cho người.
Cách ly nguồn truyền bệnh là nền tảng phòng ngừa bệnh truyền nhiễm.
2.3.Cách lây truyền bệnh
- Trực tiếp
Người lây qua người: bệnh hoa liễu, cúm, lao.
Động vật qua người: gặp trong quá trình chăm sóc động vật hoặc bị động vật cắn.
Hoặc tiếp xúc các sản phẩm bệnh lý: phân, nước tiểu, máu, nước bọt hoặc các vết thương.
Đó là loại lây bệnh không qua một khâu trung gian nào cả.
- Gián tiếp
Nguồn: thuvienmienphi
Bạn phải gởi bình luận/ đánh giá để thấy được link tải
BÌNH LUẬN
ĐÁNH GIÁ
4
Tài liệu rất tốt (0)
Tài liệu tốt (1)
Tài liệu rất hay (0)
Tài liệu hay (0)
Bình thường (0)